CJ CheilJedang đặt mục tiêu tăng trưởng bền vững trên nền tảng ý niệm thành lập doanh nghiệp ‘Sự nghiệp báo quốc’, với ý nghĩa ‘đóng góp vào sự phát triển kinh tế quốc gia và nâng cao đời sống người dân thông qua sự nghiệp kinh doanh, hơn thế nữa còn phải cống hiến cho nhân loại’. Đặc biệt, trên cơ sở 4 lĩnh vực gồm đạo lý, nhân quyền, an toàn, môi trường, Công ty mong muốn dẫn đầu hệ sinh thái của nền công nghiệp cộng sinh, trở thành doanh nghiệp có môi trường văn hoá Toàn cầu, kiến tạo sức khoẻ, niềm vui và sự tiện lợi.
Theo đó, Công ty luôn xem các công ty đối tác như một đối tác kinh doanh quan trọng và mong muốn tạo ra hệ sinh thái đồng hành cùng phát triển thành công thông qua việc quản lý chuỗi cung ứng công bằng và minh bạch. Chúng tôi ban hành 「Bộ Quy tắc Ứng xử dành cho công ty đối tác của CJ CheilJedang」(dưới đây gọi là ‘Bộ Quy tắc Ứng xử’) để không chỉ nhân viên của chúng tôi mà nhân viên của công ty đối tác cũng sẽ thực hiện công việc theo tiêu chuẩn đạo đức và thúc đẩy các hoạt động công bằng, bền vững.
Bộ Quy tắc Ứng xử này bao gồm bốn lĩnh vực chính: đạo đức kinh doanh, quản lý nhân quyền, quản lý an toàn và quản lý môi trường. Tất cả các đối tác hiện đang hợp tác với CJ CheilJedang phải tôn trọng và tuân thủ Bộ Quy tắc Ứng xử này, đồng thời thực hiện đầy đủ, trung thực các yêu cầu cung cấp tài liệu của CJ CheilJedang nhằm đánh giá rủi ro về tính bền vững. Ngoài ra, các đối tác cũng phải yêu cầu các nhà cung cấp hiện đang giao dịch với mình tuân thủ chính sách này.
[đạo đức kinh doanh]
Các công ty đối tác cần nhận thức được tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh nhằm phát triển bền vững và phải tuân thủ tất cả các quy định pháp luật cũng như các quy định tại địa phương. Đồng thời, cần xây dựng và cải thiện các quy định, hướng dẫn và chỉ dẫn để tất cả nhân viên có thể đưa ra quyết định và đánh giá một cách có đạo đức, cũng như thực hiện giám sát định kỳ.
① Trung thực và phòng chống tham nhũng
Các công ty đối tác phải duy trì sự trung thực ở mức độ cao nhất trong mối quan hệ giao dịch với tất cả các doanh nghiệp. Không được thực hiện bất kỳ hành vi bất hợp pháp nào như đưa tiền, hiện vật hay đem lại lợi ích dưới hình thức khác cho người có liên quan với mục đích gây ảnh hưởng đến việc ra quyết định, hoặc các hành vi tham nhũng, chiếm đoạt, biển thủ, nhận hối lộ, đưa hối lộ, tặng quà v.v. Ngoài ra, không được cung cấp hay nhận các phương tiện để có thể đạt được lợi ích không chính đáng hoặc không phù hợp. Đồng thời phải thực hiện quy trình giám sát, kiểm soát việc này và tự giác tuân thủ pháp luật phòng chống tham nhũng. Bên cạnh đó, không được sử dụng vị trí ưu thế hơn đối với các nhà cung cấp để thực hiện hành vi bất chính, không được thực hiện các hành vi cấu kết như tăng giá, phân chia thị trường, điều chỉnh lượng hàng xuất kho nhằm tránh cạnh tranh.
② Công khai thông tin
Các công ty đối tác phải ghi chép và công khai thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh, kết quả kinh doanh, cơ cấu tài chính dựa trên các luật và quy định về công khai thông tin cũng như theo thông lệ của ngành. Không được làm giả sổ sách hoặc ghi chép sai lệch về thực trạng và thông lệ liên quan trong chuỗi cung ứng.
③ Bảo hộ tài sản trí tuệ
Các công ty đối tác phải tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ, việc chuyển giao công nghệ và bí quyết phải được thực hiện theo phương thức bảo vệ các quyền này. Ngoài ra, phải bảo vệ an toàn thông tin của CJ CheilJedang.
④ Bảo vệ thông tin cá nhân
Các công ty đối tác phải bảo vệ thông tin cá nhân của tất cả các bên liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (bao gồm đối tác, khách hàng, người tiêu dùng và nhân viên) ở mức độ hợp lý. Cần xây dựng hệ thống quản lý cho toàn bộ các nghiệp vụ lưu trữ, xử lý, truyền tải và chia sẻ thông tin, đảm bảo tuân thủ Luật Bảo vệ thông tin cá nhân về xử lý và sử dụng thông tin cá nhân, đồng thời theo dõi việc thực hiện.
⑤ Quản lý an toàn chất lượng
Các công ty đối tác phải đặt mục tiêu tạo ra giá trị cho khách hàng bằng các sản phẩm an toàn và đáng tin cậy. Do đó, cần xây dựng và duy trì hệ thống nhằm thiết lập và hoàn thành mục tiêu, phương châm về quản lý chất lượng. Đặc biệt, các đối tác trực tiếp xử lý các sản phẩm thực phẩm phải luôn ưu tiên khách hàng trên hết, tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn theo quy định pháp luật liên quan như quy cách, tiêu chuẩn về chất nguy hại và các quy định pháp luật địa phương về an toàn sản phẩm và quản lý chất lượng. Để cung cấp sản phẩm an toàn cho khách hàng, phải thực hiện đa dạng các hoạt động quản lý chất lượng và an toàn, từ khâu xử lý nguyên liệu cho đến khi xuất kho sản phẩm. Ngoài ra, cần có khả năng thực hiện các hoạt động phòng ngừa mất an toàn chất lượng thông qua việc điều hành các chính sách chứng nhận quản lý an toàn thực phẩm khác nhau, đầu tư cơ sở vật chất và tổ chức đào tạo cho người lao động.
⑥ Bảo vệ danh tính và cấm trả thù
Các công ty đối tác phải triển khai các quy trình bảo vệ danh tính cho những người tố cáo nội bộ được bảo vệ bởi quy định pháp luật giúp bảo đảm bí mật như tính ẩn danh, để tránh phát sinh các bất lợi từ việc tố cáo nội bộ.
[Quản lý nhân quyền]
Các công ty đối tác phải bảo vệ quyền con người và đảm bảo tính tôn nghiêm của người lao động thuộc tất cả các hình thức bao gồm nhân viên hợp đồng, lao động tạm thời, thực tập sinh, v.v., ở mức độ phổ biến trên trường quốc tế và phải nỗ lực cải thiện điều kiện lao động một cách định kì. Đồng thời, người lao động phải được đảm bảo quyền được làm việc hợp pháp và được bảo vệ quyền lợi theo quy định pháp luật địa phương, và trong trường hợp quyền lợi bị xâm phạm, họ phải có quyền yêu cầu khắc phục.
② Lao động tự nguyện
Các công ty đối tác không được sử dụng lao động cưỡng bức, lao động bóc lột, buôn bán người hoặc lao động không tự nguyện; mọi hình thức lao động phải thực hiện trên cơ sở tự nguyện. Không được yêu cầu người lao động chuyển nhượng các giấy tờ tùy thân hay hộ chiếu, thị thực lao động do chính phủ cấp như như một điều kiện để được tuyển dụng. Tuy nhiên, vẫn có thể có ngoại lệ nếu pháp luật có quy định. Ngoài ra, điều kiện lao động phải được soạn thảo thành văn bản và truyền đạt bằng ngôn ngữ mà người lao động có thể hiểu được. Công ty đối tác không được yêu cầu người lao động trả phí phát sinh trong quá trình tuyển dụng.
② Thời gian làm việc
Các công ty đối tác không được áp dụng vượt quá số ngày làm việc và giờ làm việc quy định bởi pháp luật. Trừ trường hợp khẩn cấp hoặc tình huống đặc biệt trong và ngoài công ty, tổng số giờ làm việc hàng tuần, bao gồm cả giờ làm ngoài giờ, không được vượt quá 60 giờ 1 tuần. Ngoài ra, phải đảm bảo ít nhất một ngày nghỉ trong mỗi chu kỳ 7 ngày.
③ Lao động trẻ em
Các công ty đối tác không được sử dụng lao động trẻ em trong bất kỳ quy trình sản xuất nào. "Trẻ em" được hiểu là người dưới 15 tuổi, dưới độ tuổi hoàn thành giáo dục bắt buộc hoặc dưới độ tuổi tối thiểu được phép lao động theo quy định pháp luật địa phương, tùy theo độ tuổi nào cao nhất. Có thể thuê lao động trẻ vị thành niên cao hơn độ tuổi lao động tối thiểu theo luật định, nhưng người lao động dưới 18 tuổi không được thực hiện các công việc nguy hiểm về an toàn và sức khỏe (bao gồm làm thêm giờ và làm việc ban đêm).
④ Tiền lương và chế độ phúc lợi
Các công ty đối tác phải tuân thủ tất cả các luật liên quan đến tiền lương, bao gồm mức lương tối thiểu chi trả cho người lao động, tiền làm thêm giờ và các chế độ phúc lợi theo quy định pháp luật. Tiền làm thêm giờ phải được trả với mức cao hơn mức lương theo giờ áp dụng cho giờ làm việc chính thức. Ngoài ra, tiêu chuẩn tiền lương của người lao động phải được cung cấp kịp thời thông qua bảng lương hoặc tài liệu tương tự. Khi trả lương, cần cung cấp bảng lương rõ ràng, dễ hiểu vào thời điểm thích hợp để người lao động có thể kiểm tra xem họ được trả lương chính xác cho công lao động hay chưa.
⑤ Đối xử nhân đạo
Các công ty đối tác phải tôn trọng tất cả người lao động và không được có các hành vi đối xử phi nhân đạo đối với người lao động như quấy rối tình dục, ngược đãi, trừng phạt thể chất, cưỡng ép về mặt tinh thần hoặc thể chất, lăng mạ, hoặc áp đặt các giới hạn bất hợp lý tại nơi làm việc. Để đảm bảo điều này, các công ty đối tác phải quy định rõ ràng và thực hiện các quy trình kỷ luật hợp lý, đồng thời thông báo đầy đủ cho người lao động.
⑥ Công nhận sự đa dạng
Các công ty đối tác phải nỗ lực tạo ra một môi trường làm việc không có sự phân biệt đối xử bất hợp pháp như phân biệt chủng tộc, quốc tịch, dân tộc, màu da, độ tuổi, giới tính, xu hướng tính dục, khuyết tật, mang thai, tôn giáo, quan điểm chính trị, hoặc tình trạng hôn nhân trong quá trình tuyển dụng và sử dụng lao động như thăng tiến, khen thưởng, tạo cơ hội đào tạo/giáo dục. Ngoại trừ các trường hợp yêu cầu theo quy định pháp luật địa phương hoặc vì lý do an toàn tại nơi làm việc, không được yêu cầu người lao động hoặc ứng viên tuyển dụng thực hiện các kiểm tra y tế có thể sử dụng làm cơ sở để phân biệt đối xử.
[Quản lý an toàn]
Các công ty đối tác cần nhận thức rằng việc xây dựng môi trường làm việc an toàn, lành mạnh và đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người lao động là điều cần thiết cho việc duy trì chất lượng liên tục và nâng cao hiệu suất sản xuất. Đồng thời cần phối hợp với công ty chủ quản theo pháp luật địa phương và các quy định để xây dựng văn hóa ưu tiên an toàn lên hàng đầu và không ngừng cải thiện các yếu tố rủi ro tiềm ẩn.
① An toàn lao động
Các công ty đối tác phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhằm loại bỏ trước các yếu tố tiềm ẩn rủi ro, từ đó ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Thông qua các hoạt động đánh giá rủi ro, cần nhận diện, đánh giá và quản lý mức độ nguy hiểm về mặt hóa học, sinh học và vật lý, đồng thời cần đánh giá các nguy cơ mất an toàn liên quan đến thiết bị sản xuất hoặc các thiết bị khác để xây dựng và thực hiện các biện pháp cải thiện phù hợp. Những rủi ro này phải được kiểm soát thông qua các biện pháp cải tiến kỹ thuật như thiết kế, thi công kỹ thuật, bảo trì phòng ngừa; thực hiện quy trình làm việc an toàn; liên tục tổ chức đào tạo và huấn luyện về an toàn; cung cấp thiết bị bảo hộ phù hợp.
② Chuẩn bị ứng phó với tình huống khẩn cấp
Các công ty đối tác phải thực hiện các quy trình ứng phó theo từng loại tình huống khẩn cấp có thể phát sinh để giảm thiểu thiệt hại. Sau khi tình huống kết thúc, cần phải xây dựng và thực hiện các biện pháp phòng ngừa tái diễn thông qua việc phát hiện và đánh giá sự cố. Ngoài ra, ngay cả trong điều kiện bình thường cũng phải chuẩn bị lực lượng ứng phó với tình uống khẩn cấp thông qua việc tổ chức đào tạo và huấn luyện định kỳ.
④ Kiểm soát các công việc nặng nhọc
Các công ty đối tác phải nhận diện, đánh giá và kiểm soát các công việc gây áp lực quá mức về thể chất cho người lao động, như công việc chân tay, công việc mang vác nặng hoặc công việc mang đồ vật lặp đi lặp lại, công việc đứng lâu, công việc lắp ráp có tính chất lặp đi lặp lại quá nhiều hoặc công việc tiêu hao nhiều sức lực.
④ Quản lý tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
Các công ty đối tác phải thiết lập các quy trình và hệ thống nhằm phòng ngừa, quản lý, theo dõi và báo cáo tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Điều này bao gồm việc khuyến khích báo cáo các bất thường về thể chất của nhân viên, phân loại và ghi nhận các trường hợp chấn thương và bệnh tật, thực hiện các điều trị cần thiết, thực hiện các biện pháp khắc phục để loại bỏ nguyên nhân và có quy định thúc đẩy việc quay lại làm việc của nhân viên. Ngoài ra, khuyến khích cải tiến quy trình hoặc thực hiện các biện pháp như nghỉ ngơi hợp lý, giãn cơ, và phân bổ nhân lực để ngăn ngừa xảy ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp do lao động nặng nhọc và môi trường làm việc gây ra.
⑤ Cung cấp điều kiện vệ sinh và cơ sở vật chất
Các công ty đối tác phải cung cấp nhà vệ sinh sạch sẽ, nước uống, thực phẩm chế biến và bảo quản hợp vệ sinh và nhà ăn cho nhân viên. Ngoài ra, ký túc xá dành cho nhân viên phải được duy trì sạch sẽ và an toàn, có lối thoát hiểm, thiết bị phòng cháy chữa cháy, hệ thống sưởi ấm, thông gió, không gian cá nhân phù hợp, và được cấp quyền ra vào hợp lý để đảm bảo môi trường phù hợp.
⑥ Đào tạo về an toàn và chăm sóc sức khoẻ
Các công ty đối tác phải tổ chức đào tạo về an toàn và chăm sóc sức khỏe thích hợp cho nhân viên. Ngoài ra, thông tin liên quan đến an toàn và chăm sóc sức khỏe phải được niêm yết ở những nơi dễ thấy tại nơi làm việc. Tất cả các thông tin này phải được thể hiện bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của nhân viên hoặc bằng ngôn ngữ mà họ có thể hiểu được.
[Quản lý môi trường]
Các công ty đối tác phải nhận thức được trách nhiệm đối với môi trường và nỗ lực nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường có thể phát sinh trong quá trình điều hành mọi hoạt động kinh doanh (toàn bộ quá trình sản xuất như vận hành, thu mua, sản xuất, phân phối v.v.). Phải tuân thủ luật và quy định liên quan đến môi trường, bao gồm quản lý, xả thải, tái chế các chất hóa học và chất thải, quản lý và tái sử dụng nước công nghiệp, kiểm soát khí nhà kính và khí thải v.v. Ngoài ra, các công ty đối tác cần xây dựng và soạn thảo thành văn bản, thực hiện hệ thống quản lý môi trường dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế như ISO 14001 nhằm phát hiện, kiểm soát và giảm thiểu các vấn đề môi trường nghiêm trọng liên quan đến các hoạt động kinh doanh.
① Giấy phép và báo cáo về môi trường
Các công ty đối tác phải được cấp và duy trì các giấy phép bắt buộc về môi trường (ví dụ: xả thải/khai báo lắp đặt, vận hành, thay đổi các thiết bị phòng ngừa) và phải luôn cập nhật các nội dung sửa đổi mới nhất. Đồng thời cũng phải tuân thủ các điều kiện cần thiết về vận hành và báo cáo trong quá trình xin cấp phép.
② Phòng chống ô nhiễm môi trường và sử dụng tiết kiệm tài nguyên
Các công ty đối tác phải sử dụng các phương pháp như tối ưu hóa quy trình sản xuất và bảo trì, nâng cao tối đa hiệu suất thiết bị, vật liệu thay thế, tái chế và tái sử dụng nguyên liệu v.v để giảm thiểu các nguồn ô nhiễm như nước thải và chất thải, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên và nước (nước sinh hoạt, nước mưa, v.v.).
③ Quản lý chất hoá học gây hại
Các công ty đối tác phải thiết lập và vận hành hệ thống quản lý an toàn trong tất cả các giai đoạn từ thu mua cho tới sử dụng, lưu trữ, xả thải các chất hoá học để ngăn ngừa các mối nguy hại tới sức khỏe hoặc môi trường gây ra do chất hoá học có hại. Đồng thời, phải tuân thủ các luật và quy định địa phương về việc cấm hoặc kiểm soát việc sử dụng, xử lý các chất cụ thể.
④ Quản lý rác thải và nước thải
Trong trường hợp cần thiết theo luật và quy định liên quan, các công ty đối tác phải phân loại, giám sát, kiểm soát và xử lý trước khi xả ra các chất thải và nước thải phát sinh từ các quy trình công nghiệp và thiết bị vệ sinh trong quá trình vận hành, đồng thời phải thực hiện các biện pháp giảm thiểu phát sinh chất thải và nước thải. Hơn thế nữa, phải thường xuyên giám sát hiệu quả xử lý của quy trình xử lý nước thải.
⑤ Quản lý ô nhiễm không khí
Đối với hợp chất hữu cơ dễ bay hơi phát sinh từ quá trình sản xuất hay chất phun, chất ăn mòn, bột mịn, chất phá hủy ozone và các sản phẩm phụ từ quá trình đốt trong quy trình sản xuất, trong trường hợp cần thiết theo các luật và quy định liên quan, các công ty đối tác phải xác định đặc tính, giám sát và kiểm soát trước khi xả thải và phải quản lý, xử lý theo quy định của pháp luật địa phương rồi mới được xả thải.
⑥ Quy định và ghi nhãn các thành phần của sản phẩm
Các công ty đối tác phải tuân thủ các luật và quy định liên quan, bao gồm việc dán nhãn tái chế và xử lý, cũng như về việc nghiêm cấm hoặc hạn chế các chất cụ thể.
⑦ Tiêu thụ năng lượng và quản lý phát thải khí nhà kính
Các công ty đối tác cần phải xác định mức tiêu thụ năng lượng và lượng phát thải khí nhà kính theo từng giai đoạn, ở cấp độ toàn công ty và từng nhà máy. Đồng thời cũng phải tìm kiếm các phương pháp hiệu quả để nâng cao hiệu suất năng lượng, giảm thiểu việc tiêu thụ năng lượng cũng như phát thải khí nhà kính.
⑧ Cung ứng nguyên vật liệu bền vững
Các công ty đối tác cần phải giảm thiểu tác động môi trường trong quá trình thu mua nguyên liệu thực phẩm và cung ứng an toàn, ổn định hơn. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên như rừng và tài nguyên nước là vô cùng cần thiết để duy trì hệ sinh thái, do đó, trong quá trình triển khai các hoạt động kinh doanh, cần phải nhận thức được tác động đến môi trường và thực hiện các biện pháp để giảm thiểu tác động đó.
Cách thức thực hiện
Tự đánh giá về việc thực hiện Bộ Quy tắc Ứng xử để kiểm tra xem có các chính sách, thủ tục và quy trình có thể đáp ứng và thực hiện các yêu cầu của Bộ Quy tắc hay không, sau đó nếu có sự chênh lệch, hãy xây dựng kế hoạch để thu hẹp sự chênh lệch đó hoặc hoàn thiện các hoạt động hiện tại.
Trong quá trình thực hiện Bộ Quy tắc Ửng xử, nếu có vấn đề phát sinh, CJ CheilJedang sẽ hợp tác để cùng giải quyết.
• Tuân thủ Bộ Quy tắc Ứng xử và thể hiện quyết tâm cải thiện theo chính sách và hướng dẫn nội bộ.
• Xây dựng mục tiêu kết quả và kế hoạch thực hiện để cải thiện kết quả về mặt xã hội và môi trường.
• Tiến hành tự đánh giá theo chu kỳ để phổ biến Bộ Quy tắc Ứng xử trong nội bộ và xây dựng quy trình
khắc phục.
• Đào tạo và chia sẻ trước Bộ Quy tắc Ứng xử cho toàn bộ nhân viên để khơi gợi tinh thần trách nhiệm